Friday, December 17, 2021

MƯỜI NĂM TÌNH CŨ -Trần Quảng Nam -Quỳnh Như -NDD

  

 

MƯỜI NĂM TÌNH CŨ -Trần Quảng Nam -Quỳnh Như -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgX6u6QTatQn0SBAtMwJzqjR

 

12 TÌNH KHÚC VƯỢT THỜI GIAN [NEW] -7 PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLUO8gmrZ_R5Xfyl1VRPoqV4Ajckf1qqxu

 

---------- Forwarded message ---------
From: V Pham <
Date: Mon, Dec 7, 2020 at 1:26 PM
Subject: " SỐNG VÀ CHẾT Ở SAIGON …" HOÀNG HẢI THUỶ * Rừng Phong, Hoa Kỳ 2002 : "Ôi cố hương xa nửa địa cầu, Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau…"
To: DaiHocSuPham-VanKhoaSG <DaiHocSuPham-VanKhoaSG@googlegroups.com>

 

Nhà Văn Hoàng Hải Thuỷ đãvĩnh viễn rời cõi tạm 6 tháng 12, 2020.Xin mời đọc một bài viết của Ông .Kính,KV

Sống Và Chết Ở Sài Gòn – Hoàng Hải Thủy


SỐNG VÀ CHẾT Ở SÀI GÒN
* Hồi ký HOÀNG HẢI THỦY



Gửi các bạn tôi
sống, chết ở Sài Gòn…
* Rừng Phong, Hoa Kỳ 2002
Hoàng Hải Thủy




Ôi cố hương xa nửa địa cầu
Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau…



Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: “Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi…” Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn!


Sự thật không như tôi nói, không như tôi tưởng.


Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: “Miền Nam trong trái tim tôi…”


Dù tôi có yêu thương Sài Gòn đến chừng nào đi nữa – là Công Tử Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chính cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài Gòn hơn tôi yêu Hà Nội -, dù tôi có sống với Sài Gòn lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài Gòn tôi vẫn nhớ thương Sài Gòn. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy lòng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà mình yêu, người đàn bà đa tình yêu mình cực kỳ, cho mình hưởng tất cả, mình từng sống hạnh phúc bên nàng mà mình phải xa nàng.


Đêm cuối năm, mưa rơi suốt đêm trên Rừng Phong.


Canh khuya trằn trọc nằm nghe tiếng mưa đập vào khung kính cửa sổ, tưởng như đang nằm nghe mưa rơi trên mái ngói xanh rêu trong căn nhà nhỏ ở Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ Sài Gòn.


Bồi hồi tưởng nhớ những cây mưa đầu mùa năm xưa ở quê nhà. “Cây mưa”! Đúng là cây mưa. Những năm 1956, 1957 xanh xưa tôi còn trẻ, trong loạt bài gọi là phóng sự tiểu thuyết Vũ Nữ Sài Gòn, tác phẩm đầu tay của tôi, tôi viết: “Sài Gòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong…”


Hơn bốn mươi mùa mưa sau nhớ lại, thấm và thấy đúng biết chừng nào. Sài Gòn của tôi thuở 1956-1960 thanh bình sau những cơn mưa lớn, nhất là những cơn mưa đêm, sạch như người đàn bà đa tình yêu tôi, tôi yêu, khi nàng mới tắm xong.


Sáng nay mưa vẫn rơi trên Rừng Phong.
Người tha hương lúc nào cũng nhớ quê hương.


Tết đến. Tết là dịp đoàn tụ gia đình. Tết đến, người tha hương nhớ thương quê hương hơn. Những lời thơ Thanh Nam ray rứt trong tim tôi:


Ôi cố hương xa nửa địa cầu
Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau.
Đâu đây trong khói trầm thơm ngát
Hiện rõ trời xuân một thưở nào.
…..


Tỉnh cơn mê sảng âm thầm
Ngó ra đất khách mưa xuân hững hờ
Tháng Tư, cơn sốt đầu mùa
Gợi trong tiềm thức những giờ oan khiên
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nỗi buồn nào cũng mang tên Sài Gòn!

Tháng Chạp Tây, bánh xe lãng tử đưa tôi đi một vòng Cali. Đêm cuối năm trong một thành phố nhỏ, tôi xem một phim video về Hà Nội do những người Hà Nội làm. Thành phố Hà Nội được người Hà Nội yêu thương quá cỡ. Hà Nội được yêu thương trước 1945, Hà Nội được yêu thương sau 1945. Có đến 50 bài thơ, bản nhạc được làm để ca tụng Hà Nội và diễn tả tình yêu Hà Nội. Trong khi đó thành phố Sài Gòn thương yêu của tôi có gì? Thành phố Sài Gòn của tôi được thương yêu, được ca tụng như thế nào? Bao nhiêu? Một bài Sài Gòn Đẹp lắm Sài Gòn ơi của Y Vân, một bài Vĩnh biệt Sài Gòn của Nam Lộc. Còn gì nữa??
Tôi sẽ viết về thành phố Sài Gòn và tình yêu Sài Gòn..




Sáng nay, tôi làm một cuộc tính sổ những văn nghệ sĩ đã từ giã cõi đời này kể từ ngày 30 Tháng Tư. Bản danh sách của tôi không đầy đủ. Tôi xin lỗi vì không thể kể tên tất cả những văn nghệ sĩ đã vĩnh viễn đi khỏi cuộc đời. Nhớ được người nào tôi ghi lại người ấy, ghi không theo thời gian mà cũng không theo vần ABC.


Trước hết tôi phải kể anh Chu Tử Chu Văn Bình. Anh là văn nghệ sĩ chết trước nhất kể từ ngày 30 Tháng Tư. Anh không chết sau ngày 30 Tháng Tư mà là trong ngày 30 Tháng Tư. Đạn quân thù bắn theo con tầu ngày ấy đưa anh ra biển đã giết anh, thân xác anh nằm trong lòng đại dương.


Anh một đời hai lần bị trúng đạn. Một buổi sáng năm 1964 – thời điểm quân đội Hoa Kỳ đang kéo vào tham chiến trên chiến trường Việt Nam – khi từ nhà ở đường Trương Tấn Bửu, Phú Nhuận, ra xe hơi để đến tòa báo Sống, nhà in Tường Vân đường Gia Long, có kẻ chờ sẵn trước cửa nhà bắn anh nhiều phát đạn xuyên qua cửa xe sau. Có viên đạn trúng cổ anh, xuyên qua miệng. Nguy hiểm cực kỳ nhưng anh không chết. Anh sống được mười năm nữa…


Và đây là tên những văn nghệ sĩ, những ký giả đã lìa đời kể từ ngày 30 Tháng Tư 1975 đến sáng hôm nay. Những người ra đi vĩnh viễn từ những ngõ hẹp, những cư xá đông người, những nhà tù Sài Gòn:


Hoàng An, Mai Anh; Thái Dương Nguyễn Văn Mai, nguyên Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam; Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp, nhạc sĩ Lan Đài (hai người nghe nói bị chết trên biển khi vượt biên); Mạc Ly Châu; Huy Cường diễn viên điện ảnh; Thi sĩ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn; Trần Việt Hoài, thi sĩ, bút hiệu Thiết Bản đạo nhân, chết trong Làng Báo Chí; Thiên Hổ tức Linh mục Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm nhật báo Xây Dựng, nhà thờ, nhà riêng, nhà in, tòa báo ở đường Thánh Mẫu, Ngã Ba Ông Tạ, cùng khu với Cà phê Thăng Long của Vũ Văn Cẩn; Cát Hữu; Minh Đăng Khánh – Khánh có nhiều nghề: giáo viên, ký giả, biên tập đài phát thanh giữ chương trình Gia đình Bác Tám, diễn viên kiêm đạo diễn điện ảnh, họa sĩ, dậy hội họa, bị bắt Tháng Tư 1976, đi tù về Khánh bị bại liệt nửa người, vẫn lê lết đi lại được cho đến ba năm sau; Trọng Khương, tác giả Bánh Xe Lãng Tử, Ghen; Thiếu Lang; Ngọc Thứ Lang Nguyễn Ngọc Tú, dịch giả Bố Già (The Godfather, Mario Puzo, từng là sách bestseller). 1985 hai nhà xuất bản Mít Cộng tái bản Bố Già của Tú Lé. Tú bị bắt vì choác. Sau thời gian nằm ở cái gọi là Trại Phục Hồi Nhân Phẩm Khu Nhà Thờ Fatima, Tú bị đưa ra một trại lao động cải tạo – gọi tắt là Trại Lao Cải – ở miền Trung. Nghe nói sáng sớm, trời lạnh, Tú rít hơi thuốc lào và ngã ra chết; Thi sĩ Bàng Bá Lân; Ký giả Thể thao Thạch Lê tức Trung Tá Lê Đình Thạch, người từng là chủ nhiệm nhật báo Tiền Tuyến, anh Thạch đi cải tạo về, qua đời tại nhà ở Khu Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa; Nguyễn Hiến Lê; Hoàng Vĩnh Lộc, đạo diễn điện ảnh, tác giả phim Người Tình Không Chân Dung, Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương…; Hoàng Ly, tác giả tiểu thuyết Một Thời Ngang Dọc, Giặc Cái…; Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, tác giả hai câu thơ nghe nói là tả nữ ca sĩ Khánh Ly: “Từ Em tiếng hát lên trời, Tay khơi dòng tóc, tay vời âm thanh…”; Trọng Nguyên; Vương Hồng Sển; Xuyên Sơn; Trần Việt Sơn; Hoàng Thắng; Trịnh Viết Thành; Lê Thanh tức Phòng Cao; Hai nhạc sĩ lớn Lê Thương; Dương Thiệu Tước; Hồ Hữu Tường; Minh Vồ, chủ nhiệm tuần báo Con Ong; Y Vân, tác giả Lòng Mẹ, Sài Gòn Đẹp Lắm Sài Gòn Ơi; Hoàng Thư; Trần Lê Nguyễn; Thượng Sĩ; Huy Thanh Nguyễn Huy Thái tức Trường Sơn; Lê Văn Vũ Bắc Tiến; Mặc Thu…


oOo


Những văn nghệ sĩ chết trong tù:


– Anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, bị bắt năm 1984, chết vì cao áp huyết trong Nhà tù Chí Hòa năm 1986.
– Anh Nguyễn Mạnh Côn, bị bắt tháng 3, 1976, tuyệt thực đòi Việt Cộng trả tự do năm 1978 ở Trại Lao Cải Xuyên Mộc, bị cai tù không cho uống nước đến chết.
– Anh Vũ Hoàng Chương, bị bắt tháng 3, 1976, bị tù sáu tháng, về nhà được bẩy ngày thì qua đời.
– Dương Hùng Cường – Dê Húc Càn, sĩ quan, đi cải tạo trở về năm 1980; năm 1984 bị bắt lại trong nhóm Biệt Kích Cầm Bút, chết trong sà lim Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu năm 1987.
– Huy Vân, sĩ quan, chết trong trại cải tạo ở miền Bắc.
– Nhạc sĩ Thục Vũ, sĩ quan, chết trong trại cải tạo ở miền Bắc, tác giả bản nhạc “Anh Ở Đây, Bạn Bè Anh Cũng Ở Đây…”


oOo


Những văn nghệ sĩ qua đời ở hải ngoại:


Duyên Anh Vũ Mộng Long, mất ở Paris, 1997. Ký giả Anh Quân, ký giả Nguyễn Ang Ca, mất ở Bỉ quốc, Hùng Cường, Vũ Huyến, An Khê, Vũ Khắc Khoan, ký giả Tô Văn Trần Đức Lai, Tử Vi Lang, Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bình Nguyên Lộc, Thanh Nam Trần Đại Việt, Nguyễn Tất Nhiên, nhạc sĩ Thẩm Oánh, Đạm Phong, Nguyên Sa, Mai Thảo – những ông trên đây sống và chết ở Hoa Kỳ. Trần Văn Trạch qua đời ở Paris, ký giả Thái Linh Phạm Linh, chị Kiều Diễm Hồng trang Mai Bê Bi nhật báo Chính Luận ngày xưa, qua đời trong một Nursing Home ở Virginia Đất Tình Nhân, Hoàng Trọng, Sĩ Phú, Hoàng Thi Thơ ở Cali, Ngọc Dũng ở Virginia, Mai Trung Tĩnh ở Maryland…


oOo


Tháng Giêng Tây 2000 gần như tất cả các văn nghệ sĩ VNCH còn sống, quân và dân, đều đã rời quê hương đi ra hải ngoại. Họ sống nhiều nhất ở Hoa Kỳ, rồi Úc, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Canada.


Số văn nghệ sĩ còn sống ở Thành Hồ có thể đếm được trên mười đầu ngón tay: Tú Kếu Trần Đức Uyển; Lê Xuyên Chú Tư Cầu, bán thuốc lá lẻ ở góc đường Ngô Quyền – Bà Hạt, gần chợ Nguyễn Tri Phương; Huỳnh Phan Anh; Trần Phong Giao; Thế Phong, tác giả Việt Nam Bi Thảm Đông Dương; Hồ Nam; Phan Nghị; Văn Quang; Nguyễn Thụy Long Loan Mắt Nhung; Đằng Giao; Dương Nghiễm Mậu; Cao Nguyên Lang; Vũ Bình Thư Lã Phi Khanh, tác giả Lệnh Xé Xác; bà Tùng Long, bà Lan Phương; bà Mộng Tuyết; hai nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng; Nguyễn Thị Thụy Vũ; Lý Thụy Ý; nhà thơ nữ Hoàng Hương Trang…


Văn nghệ sĩ hiện sống ở Thành Hồ ly kỳ nhất, theo tôi, là Văn Quang, tác giả những truyện tình Chân Trời Tím, Suối Đam Mê, Tiếng Hát Học Trò v.v…


Văn Quang là Trung Tá Giám đốc Đài Phát Thanh Quân Đội cho đến ngày tan hàng. Anh nhan sắc không hơn gì anh em chúng tôi bao nhiêu, nếu có gì hơn thì chỉ là anh hơn chúng tôi cái mác carihom Oméga bộ xương cứu chúa. Nhưng anh có cái số đào huê dễ nể. Anh có đến năm bà vợ – những bà cùng đương sự ăn ở công khai, chính thức vợ chồng với nhau, dù không cưới hỏi, không đãi ăn nhà hàng, trong thời gian dài ngắn không đều là một hai niên, ba bốn niên, tức là không kể những nhân tình, nhân bánh lâu lâu sáp lại nhấp nháy, tan hàng. Bà vợ nào của anh cũng nhan sắc trên mức trung bình. Đi cải tạo mười mấy mùa thu chết mới được về, Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến bút hiệu Văn Quang, có thừa tiêu chuẩn để đi HO sang Hoa Kỳ, nhưng anh đã không đi.


Văn Quang không sang Mỹ không phải vì ghét Mỹ.
Văn Quang ở lại Thành Hồ không phải vì ưa Việt Cộng..
Anh không sang Mỹ vì anh hùng thấm mệt, vì đại bàng mỏi cánh, vì những lý do riêng tư.
Hiện anh sống bình yên trong căn hộ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sài Gòn.




ÁO VÀNG HOA

Sáng cuối năm trong căn nhà tối
Em mở tủ nhìn đời ngày cuối.
Mắt Em buồn bừng sáng mầu hoa
Em nhớ lại ngày may áo mới.
Hai năm rồi mặc áo bà ba
Đời tẻ nhạt như làn tóc rối.
Áo ướm thân, Em khóc, Em cười…
Em có biết Em vừa trẻ lại.
Đây áo hoa vàng, anh chọn, em may
Như giọt nước trong giòng tình ái.
Trong ưu phiền mắt lặng nhìn nhau
Em thầm hẹn áo này giữ mãi…!

Em yêu dấu, ngày Em trở lại
Đất ngàn năm, như cỏ, như hoa
Anh sẽ mặc cho Em lần cuối
Áo hoa này rồi tiễn, rồi đưa…

Em lại hỏi có ngày ta phải
Chia áo này cho các con ta?

Em yêu dấu, Em ơi, đừng ngại
Mặc cho đời tháng lại, ngày qua
Trong xương thịt ta còn giữ mãi
Những cái gì riêng của đôi ta.
Khi Em nằm xuống, khi tàn lửa
Trong hào quang của những tiên nga
Khi xe hạc vàng nhung tới cửa
Đón Em về xa cõi trời xa
Anh sẽ mở hồn Anh lấy áo
Mặc cho Em chiếc áo vàng hoa.

Trong u ám một ngày mây phủ
Nặng những sầu thương, những xót sa
Em đóng cửa hồn, che áo mới
Và ra đường trong chiếc bà ba.

Hoàng Hải Thủy

 


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Tran Nang Phung 

Thursday, December 31, 2020

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA TỐ MY

  

 

WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA TỐ MY [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUJC4JASeaebNKtqskVQPqtq

 

 

---------- Forwarded message ---------
From: Than Kiem 
Date: Fri, Dec 11, 2020 at 3:43 AM
Subject: & Hoa làm từ đất sét y như thật của nữ kiến trúc sư

 

Hoa  từ  đất  sét  y  như  thật  của  nữ  kiến  trúc  sư


Nhìn những đóa hoa loa kèn vốn tháng 4 mới có lại nở giữa mùa thu, hàng xóm tò mò 

 

hỏi chị Dung làm sao mua được, vì không nghĩ nó làm từ đất sét

 

 

 

 

Tốt nghiệp đại học Xây dựng Hà Nội, nhưng thấy mình không phù hợp với nghề, chị Trương Ngọc Dung, 36 tuổi, về làm việc cho công ty gia đình ở TP Thanh Hóa. Sáu năm trước, tình cờ xem truyền hình về hoa đất sét của Nhật Bản, chị mê mẩn vì chất liệu này có thể lột tả được hết vẻ đẹp tự nhiên của đóa hoa nên đã tham gia một khóa học để thỏa mãn niềm yêu thích.

Học xong, sản phẩm làm ra không đẹp như kỳ vọng nên nữ kiến trúc sư quyết định tự mày mò. Để nắm được cấu trúc của từng bộ phận trên bông hoa, chị Dung lên mạng tìm kiếm, may mắn thì tìm được hình ảnh phân tích chi tiết của bông hoa, còn không, chị phải đặt mua hoa, "tháo tung" để xem xét từng bộ phận, đo kích thước, xem xét màu sắc, trình bày trên bản vẽ trước khi thực hiện. Trong ảnh là bản vẽ và những cánh hoa mẫu đơn được tạo hình từ đất sét trước ghép thành bông hoàn chỉnh.

Nguyên liệu làm hoa đất gồm ba thành phần chủ yếu là: đất sét; xương (kẽm; inox); màu sơn dầu. Mỗi loại hoa có những bộ phận phải đầu tư công sức khác nhau. Là một kiến trúc sư, chị đã được rèn tính kiên trì, độ nhạy cảm về màu sắc lẫn kết cấu, linh hoạt trong xử lý từng loại hoa...

Sau ba năm nghiên cứu, mày mò và khi đã có nhiều kinh nghiệm, chị Dung thay đổi toàn bộ công thức làm hoa, từ đất, màu, đến phương pháp ghép.

Thay vì sử dụng đất của Thái, chị nhập đất sét Nhật Bản để làm bông hoa. Một số loại hoa đòi hỏi cao về độ trắng hoặc độ trong suốt thì nhập trực tiếp từ Nga. Thân, cành hoa trước đây đều được làm từ kẽm Thái Lan, nhưng thời tiết nồm ẩm tại Việt Nam khiến hoa nhanh gỉ sét. Chị phải chuyển sang sử dụng inox - vật liệu cứng hơn nhưng có độ bền cao. Công đoạn cán mỏng, kéo thẳng inox, quấn giấy là công đoạn vất vả, tốn nhiều thời gian nhất.

Mỗi một loại hoa là một công thức khác nhau. Chùm dâu tây được chị Dung hoàn thiện trong 10 ngày. Kỳ công nhất là công đoạn đập inox thật mảnh để tạo thành thân cây.

Có những công đoạn làm hàng nghìn lần mới thành thạo, ví dụ như râu (sợi nhụy) xung quanh đài sen, mỗi một sợi phải mất tới ba công đoạn xử lý, một bông có tầm 300 sợi... Để có được những đóa sen như thế này, từ khâu phân tích chi tiết đến phối màu, lên khuôn, tạo hình và hoàn thiện sản phẩm, chị Dung mất một tháng.

Ưng ý với những sản phẩm làm ra, chị hay đăng ảnh trên trang cá nhân của mình. Nhiều người không tin hoa làm từ đất sét, có người tưởng hoa thật, hỏi mua củ giống ở đâu. "Buồn cười nhất là có người đến tận nơi, nhìn hoa vẫn thắc mắc đâu là thật, đâu là hoa từ đất sét. Hôm qua, bà hàng xóm đến nhà tôi chơi còn hỏi sao giờ là đầu tháng 9 rồi mà vẫn mua được hoa loa kèn", chị Dung kể.

Một số người tìm đến chị Dung để học nghề, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo đuổi đến cùng, vì công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính kiên nhẫn cao. Trong hình là hoa mạn châu sa - những bông hoa mọc thành từng chùm lạ mắt. Tạo hình từ đất sét nhưng nhìn như thật vì thể hiện rõ đặc điểm của hoa: cánh hoa vươn dài, phía trên đài gồm từ 5 - 7 nụ, khi nở xòe ra mọi hướng.

Hoa mãn đình hồng nếu thuận theo tự nhiên chỉ nở vào mùa xuân, nhưng được làm từ đất sét nên có tuổi đời từ 10-20 năm.

Hoa mao lương với đầy đủ cành, nụ, hoa, được đặt trong lọ khiến người thưởng lãm khó phân biệt thật, giả.

"Điều khiến tôi thấy hạnh phúc là tạo ra được một sản phẩm như mình mong đợi, được thưởng thức vẻ đẹp của những bông hoa mỗi ngày và biến hoa vốn thành thứ tưởng như phù phiếm, nở nay, héo mai thành một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu", chị Dung chia sẻ.

 

Nhật Minh  

Ảnh nhân vật cung cấp

 


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Tran Nang Phung 

Thursday, December 24, 2020

THUYỀN XA BẾN ĐỖ -Huy Phương -Lê Sang & Hoa Hậu Kim Thoa -NDD

  

 

THUYỀN XA BẾN ĐỖ -Huy Phương -Lê Sang & Hoa Hậu Kim Thoa -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUJAWGLERh2rh3z2PkkCkfWD

 

CA SI HOA HAU KIM THOA PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mULd_OpATa1IbyLKBkhrYZwX

  

---------- Forwarded message ---------

From: Ngoc Tran < >

Date: Sun, Nov 29, 2020 at 5:57 AM

Subject:  Mùa thu đẹp lãng mạn

 

 

 

               Mùa thu đẹp lãng mạn

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-1.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-2.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-3.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-4.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-5.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-6.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-7.jpg>

                            

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-9.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-10.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-11.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-12.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-13.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-14.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep..net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-15.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-16.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-17.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-18.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-19.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-20.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-21.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep..net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-22.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-23.jpg>

                            

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-24.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-25.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-26.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-27.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-28.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-29.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-30.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-31.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-32.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-33.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-34.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-35.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-36.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-37.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-38.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-39.jpg>

 

                              <https://hinhanhdep.net/wp-content/uploads/2018/03/hinh-anh-mua-thu-dep-nhat-40.jpg>

 

                            

                            

 

__._,_.___

________________________________

 

Posted by: "Phung N. Tran

---------- Forwarded message ---------
From: Suong Lam Tran  [DaiHocVanKhoaSG] <>
Date: Wed, Dec 2, 2020 at 11:25 PM
Subject: Re: [DaiHocVanKhoaSG] Sương La mời đọc Bà Mẹ Quê Việt Nam Nơi Xứ Mỹ
To: ĐHVK yahoogroup <>

Bà Mẹ Quê Việt Nam Nơi Xứ Mỹ

 

MSL hai le vuon sau.JPG


Đây là bài số năm trăm bốn mươi mốt (541) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon.

 

Từ khi  Cô Vy (Coronavirus-Covid 19)  hoành hành thế giới, chính phủ các nước ra lịnh dân chúng phải giới hạn tối đa việc đi ra ngoài tiếp xúc với đám đông để tránh sự lây lan nguy hại đến tính mạng nên vợ chồng chúng tôi phải bị  "Stay home".  Người viết tự nhiên trở thành "bà mẹ quê" xứ Mỹ một cách ngang xương vì tôi không còn được dịp xí xọn "má phấn môi hồng" tung tăng với ông xã đi ăn ngoài cuối tuần cho có vẻ lãng mạn trong "cái tuổi không còn trẻ nữa"của chúng tôi.

  Những tháng đầu tiên của lịnh "Lockdown" ở tiểu bang Oregon vào tháng 3-2020, chính phủ khuyến cáo những người cao niên nên ở yên trong nhà tốt hơn vì sức đề kháng của người cao niên rất yếu nên dễ dàng bị lây nhiễm coronavirus.  Tôi không dám đi chợ mua thực phẩm nên phải học cách "order delivery online" thực phẩm từ các chợ Fred Meyer và Safeway đem đến tận nhà để sẵn ngoài cửa. Tôi đợi người giao hàng đi xa rồi mới dám đeo khẩu trang, đeo bao tay ra lầy hàng đem vào garage và chỉ đem phần thịt cá, rau quả đi rửa sach trước khi bỏ vào ngăn đá, các món hàng còn lại tôi cứ để yên ngoài garage cả tuần lễ mới bắt đầu sắp xếp vào chỗ thích hợp. Các cô em gái của tôi tội nghiệp cho "lão trượng" và "lão bà bà" nên đã ra tay mua giúp dùm thực phẩm ở chợ Việt Nam, để sẵn ngoài cửa xong gọi điện thoại cho người viết ra lấy.  Nếu không có sự giúp đỡ tận tình chu đáo của cô em gái và cô em dâu tốt bụng, dễ thương thì người viết không thể nào nấu được những món ăn thuần túy Việt Nam.  Xin cám ơn lòng tốt của các cô em gái nhân hậu này. Tình cảm thương yêu, giúp đỡ thân nhân trong gia đình vẫn là tình cảm tốt đẹp nhất.

 

 Thế là kể từ dạo đó, người viết trở thành "bà mẹ quê" thật sự nơi xứ Mỹ. Tôi trổ tài làm “bà nội trợ đảm đang” nấu ăn ở nhà cho "tướng công" chứ không còn đi ăn tiệm thường xuyên như trước đây nữa vì gia đình chỉ có 2 người đi ăn tiệm vẫn khỏe hơn mà lị! 

Rồi người viết lại bắt đầu học nấu các món ăn từ những "chef cook" trên youtube như Vành Khuyên, KT Stories, Xuân Hồng …, làm giá ăn tại nhà, trồng  những bụi hành, bụi sả, húng quế, tía tô v...v.. để khi cần thiết thì chạy ra vườn hái chút rau nêm nếm mùi vị quê hương Việt Nam trong bữa ăn.

 

 

IMG_0614.JPG

 

 

Thêm vào đó hàng tháng người viết cũng nhận được 2 túi thực phẩm từ  Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland thuộc Trung Tâm Y Tế  và Dịch Vụ Châu Á  (AHSC) với những thực phẩm  bổ dưỡng thích hợp cho người cao niên nên cũng an tâm ở nhà nấu ăn cho chàng và nàng. Xin cám ơn Trung Tâm AHSC và Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland.

 

 Và hình như bây giờ tôi cũng đã quen với cái "job bà mẹ quê" này rồi nên cũng ít khi đi ra ngoài trừ những lúc cần thiết vì mỗi lần đi ra ngoài là người viết phải đeo khẩu trang, đeo bao tay, cụ bị đủ thứ mà còn lo sợ, hồi hộp nữa chứ. Mệt quá! Thôi thì hai vợ chồng già ở nhà hủ hỉ với nhau cũng vui thôi! Smile!

 

 


Thật sự, nhiều khi tôi thấy tôi “nhà quê” dễ sợ vì có nhiều điều tôi không biết, không thích, không làm dù tôi ở đất Mỹ này gần ba chục năm trời rồi, bạn ạ!.

Người viết còn  nhớ hồi mới đến xứ Mỹ năm 1981, tôi đi “học đại” ở  “đại học cộng đồng”  PCC Sylvania, tôi không thích vào phòng ăn của nhà trường để mua “hamburger” ăn trưa vì món thịt bò nướng kiểu Mỹ, có cheese màu vàng béo ngậy này hoàn toàn xa lạ đối với một người chỉ thích thức ăn Việt Nam như tôi.  Tôi nghĩ chắc là không ngon rồi, cho nên tôi không bao giờ “rớ” tới nó trong khi các bạn học khác của tôi ăn ào ào, ăn ì ì, ăn ngon lành và còn chê tôi là “dân nhà quê” không biết thưởng thức thức ăn Mỹ. Mãi đến gần hai năm sau đó, tôi mới bắt đầu thưởng thức hamburger, tôi thấy cũng ngon thật! Tuy nhiên, mãi cho tới bây giờ, tôi cũng vẫn không ăn được món cheese của Mỹ vì béo quá!  Nhà quê thật!

 

Sau bao nhiêu năm làm việc, đóng thuế cho nhà nước Mỹ đầy đủ mỗi năm, trả nợ nhà nợ xe,  trả tiền bill đủ thứ “hằm bà lằng” đúng hạn nhưng tôi lại không biết cách rút tiền mặt ở các máy rút tiền và cũng không bao giờ mua hàng online nữa. Như vậy các bạn sẽ chê tôi là “bà nhà quê” là cái chắc rồi!

 

Mèn ơi!  Mà tôi “nhà quê” thật, bạn ạ, vì tôi đang sống ở xứ Mỹ có đầy đủ tiện nghi về các dịch vụ tài chánh ngân hàng, có đầy đủ các thức ăn ngon bổ, thế mà tôi không biết sử dụng dịch vụ, không biết thưởng thức thức ăn như đa số Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng khác đã làm thì “một trăm em ơi, một trăm phần trăm”, tôi quả là “bà mẹ quê” rồi!

 

Nhưng người viết xin mời bạn hãy chịu khó nghe những mẫu đối thoại dưới đây nhé:

 

Mất hết cả cuộc đời:

 

Có một ông nhà giàu kia sau khi đi ăn tiệc xong, mướn một ông lái đò đưa sang sông để về nhà.  Trên đò chỉ có hai người nên ông nhà giàu bèn gợi chuyện với ông lái đò cho đỡ buồn.

 

-       Bác lái đò ơi, bác có biết uống rượu không?

-       Dạ thưa ông, tôi không biết uống rượu.

-       Uống rượu mà không biết hả?  Như vậy thì bác đã mất đi một phần ba cuộc đời rồi! Tiếc thật! Thế bác có biết hút thuốc không?

-       Dạ thưa ông, tôi không biết hút thuốc.

-       Trời đất! Hút thuốc mà cũng không biết nữa hả?  Như vậy là bác mất thêm một phần ba cuộc đời nữa! Tiếc thật!

Khi gần tới bờ bên kia, bỗng nhiên có một cơn mưa lớn và gió mạnh kéo đến.  Chiếc đò tròng trành như muốn chìm xuống dòng sông. Bác lái đò cố sức chèo chống và hỏi ông nhà giàu:

-       Ông ơi,  ông có biết lội không?

-       Tôi không biết lội, ông nhà giàu trả lời.

 Bác lái đò lúc đó mới nói:

-       Trời ơi! Nếu ông không biết lội, thế thì ông sẽ mất hết cả cuộc đời của ông rồi vì chiếc đò của tôi đã bị tràn ngập nước và sắp chìm rồi!

 

Dĩ nhiên là bác lái đò biết lội rồi dù rằng bác không biết uống rượu, hút thuốc, cho nên bác đã lội vào bờ an toàn.  Còn số phận của ông nhà giàu kia ra sao, bạn đã biết rồi nếu không được người khác đến cứu kịp.

Theo thiển ý, đây là một câu chuyện rất có ý nghĩa vì bạn chỉ cần biết một điều gì có ích lợi cho cuộc sống của bạn khi cần thiết, như vậy sẽ hữu ích cho bạn hơn là bạn biết nhiều điều không có ích lợi gì cả cho đời sống của bạn.  Bạn đồng ý chứ?

 

Đối với một số bạn khác, biết ăn cheese Mỹ, biết rút tiền nhà băng ở các máy rút tiền, biết mua đồ online có thể rất tốt và hữu ích trong đời sống của bạn, nhưng với tôi, biết hay không biết các việc đó không quan trọng lắm. Tôi vẫn nghĩ rằng: chúng ta cần biết sống như thế nào để cho tâm trí được an vui thoải mái, để cho thân thể được khỏe mạnh mới là quan trọng.

Mời Bạn cùng đọc với người viết về nếp sống đơn giản của người Bắc Âu để thấy càng sống đơn giản càng dễ có được cái Tâm an bình giữa chốn bụi hồng lao xao này.

 

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn để tâm linh an bình

 


 

 

Người Bắc Âu được đánh giá là những người “biết sống” nhất trên thế giới này, họ sống rất tự nhiên, đơn giản và hạnh phúc.

 

Ở các quốc gia ở Bắc Âu, đa phần không có nhà cao tầng to lớn, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản. Cứ sau 7 giờ tối, gần như trên các ngả đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp xa xỉ, kích thích thần kinh con người. Ấy vậy mà người dân Bắc Âu lại có vẻ rất hạnh phúc.

Người Bắc Âu thường xuyên nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Người Thụy Điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ như thế ấy.” Giữa cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng” và “cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn”, người Bắc Âu sẽ lựa chọn vế thứ hai, bởi vì thứ mà họ muốn không phải là “vật chất” mà là “phẩm chất”.

Nếu sống mà luôn trong trạng thái vội vã, bận rộn, thì bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút”, nhưng họ lại có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ lối sống ấy.

Lapland, Phần Lan, nơi được mệnh danh là “quê hương của ông già Noel”. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Hoàn cảnh thiên nhiên có đôi chút khắc nghiệt đã tạo cho người Bắc Âu truyền thống tiết kiệm. Cơm tất nhiên là không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền cố nhiên không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều. Thậm chí nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sơ sinh sử dụng. Điều này là rất bình thường và có vẻ như nó đã trở thành một thói quen lâu đời của người Bắc Âu.

 

Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ nhận ra, chẳng hạn nó thể hiện ngay trong cách ăn mặc. Tiêu chí của người Bắc Âu là không quan trọng đắt rẻ nhưng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác màu nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm, lại không mất đi vẻ cuốn hút.

Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến cuộc truyện trò trở nên ấm áp và thân thiết hơn.

Đường ở một số quốc gia Bắc Âu thường hẹp, ở thành thị thì phần lớn không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm. Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người đều đạp xe đạp đi làm.

Cả ngày nhàn rỗi, không làm việc gì và làm việc cả ngày từ sáng đến tối muộn là hai trạng thái mà người Bắc Âu không lựa chọn. Công việc của họ không quá khắt khe về thời gian, họ có thể làm thêm được việc khác nhưng không chọn cách ấy mà sẽ ngồi cà phê nói chuyện với bạn bè hay đọc sách. Dù vậy, bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê! Điều kiện tiên quyết để họ có một cuộc sống như vậy tới từ thái độ và hiệu suất làm việc của họ.

 

“Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích hay không thích, bởi vì công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó, đây là quan niệm của người Bắc Âu. Cho nên, đối với người Bắc Âu mà nói, công việc không phải là một loại “dằn vặt, giày vò”. Lòng yêu thích và nỗ lực trong công việc khiến người Bắc Âu rất sáng tạo. Như vậy họ cũng tự nhiên có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Có nhiều thời gian hơn, người Bắc Âu sẽ tận hưởng cuộc sống bằng các kỳ nghỉ. Họ nổi tiếng là những người yêu du lịch, thường xuyên đi hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới. Chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…

Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con. Điều đầu tiên sau khi tan làm trở về nhà chính là mọi người giành thời gian cho nhau. Họ cùng nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài.

 

Cho dù có muốn làm thêm thì người Bắc Âu cũng có xu hướng chọn thời gian tránh ảnh hưởng đến gia đình. Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm ca 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng như thế sẽ chỉ mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Còn buổi tối thì gia đình sẽ được ăn tối cùng nhau.

 

Một người cha tên là Fredrik tâm sự: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy bọn trẻ, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!” Khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là khi những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy khoảnh khắc ấy chính là một loại thành tựu của cuộc đời.

 

Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn ông tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất tạo nên chất lượng cuộc sống của họ.

An Hòa

Trithuc.vn

(Nguồn: Trích trong website BanMaiHong)

 

 

Mời quý bạn xem  playlist youtube này do service Youtube Google làm giúp cho người viết cho vui nhé. Google Services đã thực hiện nhiều playlist youtube, movies, collages  hình rất đẹp giúp cho người viết .  Cám ơn Google nhé.

 

Có Nhng Niềm Vui - Hnh Phúc Đơn Sơ

https://youtu.be/k40T3xyUciI

(1)    Hạnh Phúc Đơn Sơ - YouTube

https://youtu.be/k40T3xyUciI

 

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

 

Sương Lam

 

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN541-ORTB 964-1222020

 

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt/

 


 

__._,_.__


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Tran Nang Phung 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List